TOP NHỮNG CÁCH CẢI THIỆN GIỌNG HÁT TẠI NHÀ
Song hành với ngôn ngữ, ca hát được xem là cảnh giới cao hơn trong giao tiếp con người. Ca hát chính là con đường ngắn nhất để tìm kiếm sự đồng điệu giữa những tâm hồn xa lạ. Tuy vậy, không phải ai sinh ra cũng may mắn có được giọng hát truyền cảm, “say đắm lòng người”. Ngay cả những ca sĩ nổi tiếng cũng trải qua quá trình luyện tập gian lao. Trong bài viết này, Ikara sẽ bật mí cho bạn những cách giúp cải thiện giọng hát hiệu quả, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Luyện khẩu hình
Khẩu hình là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng ca hát của một người. Bạn cần luyện tập để có thể phát âm “tròn vành rõ chữ”.
Cụ thể, hãy tập uốn lưỡi để phát âm chuẩn xác, kết hợp với điều chỉnh các cơ quanh miệng khi hát. Việc luyện tập cũng khá là đơn giản, bạn hãy bắt đầu việc luyện tập bằng việc hát các âm “mi”, “ma”,”mo” từ 2 đến 3 phút mỗi ngày. Thực hiện bài tập này đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện khả năng ca hát một cách đáng kể.
Luyện mở thanh quản
Luyện mở thanh quản hay gọi nôm na là mở cổ họng nhằm mục đích nâng cao khả năng hát của bạn, ví dụ như khi hát nhiều bài liên tục mà không bị hụt hơi, khàn tiếng hay có thể hát được các nốt cao.
Bạn hãy thực hiện kỹ thuật lấy hơi và uốn lưỡi hình chữ U để luyện tập cho giọng hát khỏe và cao hơn. Ngoài ra, để kiểm tra cách hát của mình, bạn hãy soi gương trong khi hát, nếu hột gà và lưỡi lõm xuống chứng tỏ bạn đã mở thanh quản đúng cách.
Tập lấy hơi
Lấy hơi là công đoạn không thể bỏ qua trong quá trình luyện tập để cải thiện khả năng ca hát của bất cứ ai. Lưu ý, bạn không nên gồng mình để lấy hơi vì sẽ làm mất đi sự trơn tru mềm mại của giọng hát. Hãy luyện tập lấy hơi bằng các bài tập hít thở để làm khỏe cơ hoành.
Cố gắng thở từ sườn, tức là lồng ngực phồng lên khi hít vào. Giữ cho lồng ngực mở và các cơ bụng thả lỏng khi hít vào. Siết các cơ bụng khi thở ra. Thử bài tập này trong khi thở từ cơ hoành:
- Đếm đến 1: hít vào đầy 1/4 phổi.
- Đếm đến 2: hít vào đầy 1/2 phổi.
- Đếm đến 3: hít vào đầy 3/4 phổi.
- Đếm đến 4: hít vào đầy phổi.
- Đếm từ 5 đến 12: thở ra chậm rãi và từ từ.
- Lặp lại.
- Thu âm và lắng nghe lời hát của mình mỗi ngày
Bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi việc học đi đôi với hành. Trên thực tế, duy trì thói quen ca hát mỗi ngày giúp cải thiện khả năng hát hiệu quả. Đặc biệt, thu âm và lắng nghe bản thu âm của chính mình giúp bạn nhận diện được những thiếu sót trong giọng hát. Thêm vào đó, bạn sẽ biết được điểm mạnh của chính mình.
Nếu muốn cải thiện giọng hát của mình thì đừng quên luyện tập thường xuyên nhé. Hãy nhớ chăm chỉ tập đều đặn 30 phút mỗi ngày. Việc này giúp cho giọng hát của bạn không những được cải thiện mà giọng nói cũng trở nên mềm mại, dễ nghe hơn đấy nhé. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được dây thanh quản và chất giọng cũng khỏe khoắn hơn rất nhiều.
Bạn có thể trải nghiệm việc thu âm giọng hát của mình cùng ứng dụng miễn phí “Ikara – Mang phòng thu về nhà”.
Xem thêm: Sử dụng thiết bị thu âm tại nhà như thế nào cho hiệu quả?
Chăm sóc sức khỏe tổng thể và giọng hát của bạn
Vấn đề cải thiện khả năng ca hát không đơn thuần chỉ dựa vào việc luyện tập bên ngoài mà còn đòi hỏi sự chăm sóc bên trong. Cơ thể bạn phải khỏe mạnh thì mới có thể xây dựng được giọng hát tốt.
Cụ thể, việc bổ sung nước rất quan trọng, nước là yếu tố chính yếu đảm bảo sự vận hành của toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, việc uống nước thường xuyên cũng giúp cho cổ họng được khỏe, giọng hát trong trẻo hơn. Bạn cũng cần đảm bảo giấc ngủ, giữ cho cơ thể luôn thoải mái và đặc biệt là tránh việc luyện tập hát quá mức.
Trên đây là những phương pháp đơn giản giúp cải thiện giọng hát. Tuy vậy, đừng nên so sánh giọng hát của mình với ca sĩ hay bất cứ ai. Thực tế, giọng hát mỗi người là riêng biệt, thời gian mài dũa sẽ dần khiến giọng hát của bạn ngày một giá trị. Đừng ngần ngại tham gia ứng dụng Ikara để tạo nên những bản nhạc và khoảnh khắc ý nghĩa.
Bài viết rất hữu ích